Khao
Hãy cùng lắng nghe truyện văn học Khao của tác giả Đồ Phồn qua giọng đọc của MC Đình Duy. Nghe trên trang web Nhất Truyện - NhatTruyen.one.
Khao được coi là tiểu thuyết trào phúng, xuất bản lần đầu năm 1946. Bìa này của NXB Văn học năm 1988. Bản ebook dưới đây lấy nguồn từ Tổng tập văn học Việt Nam tập 33.
***
Thơ của Xuân Sách về Bùi Huy Phồn trong "Chân dung nhà văn"
Phất rồi ông mới ăn khao
Thơ ngang chạy dọc bán rao một thời
Ông đồ phấn ông đồ vôi
Bao giờ xé xác để tôi ăn mừng
(in nghiêng: tên tác phẩm của ông)
Một giai thoại về Bùi Huy Phồn
Bùi Huy Phồn phải bỏ làng...
Chuyện vào làng văn phải bỏ... làng là có thật. Người ấy chính là nhà văn Bùi Huy Phồn, quê ở Vân Đình, huyện Ứng Hoà (Hà Tây cũ). Nhà văn Bùi Huy Phồn từng dạy học, viết văn, làm báo, sáng tác thơ và qua các công tác: Uỷ viên Ban Vận động nghiệp đoàn những người viết báo Bắc Kỳ (trước cách mạng) ở Hà Nội, Uỷ viên Ban Chấp hành Đoàn Kháng chiến Bắc Bộ, Chủ bút báo Tây Việt Bắc (khu X), Giám đốc Nhà xuất bản Văn học 1962-1972... Năm 20 tuổi, ông cho xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay dã sử “Lá huyết thư”, rồi sau này liên tiếp xuất bản hơn 20 tập tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch cùng với 4 tập thơ trào phúng. Bùi Huy Phồn là một trong những nhà thơ trào phúng nổi tiếng với bút danh Đồ Phồn.
Để bước được vào làng văn và có được một bề dày văn phẩm, thi phẩm như kể trên, thì những ngày đầu “chập chững” vào làng văn, Bùi Huy Phồn phải bỏ làng ra đi...
Năm ấy, khi Bùi Huy Phồn mới 15, 16 tuổi, nhân dịp Tết Nguyên đán, thấy mẹ dặn chị gái đi chợ nhớ mua mấy tờ giấy hồng điều cánh sen mang sang nhà cụ đồ Hai trong làng nhờ viết cho dăm câu đối bằng chữ nho để dán ở trong nhà, ngoài cửa, ngoài ngõ mấy ngày Tết. Thấy có giấy hồng điều, Bùi Huy Phồn tự nghĩ ra đôi câu đối rồi viết bằng chữ quốc ngữ, đem dán vào hai cột cổng ngoài nhà thờ họ vào trước lúc giao thừa. Sáng mồng một Tết, Bùi Huy Phồn dậy thật sớm ra trước cổng nhà thờ họ để ngắm và thưởng thức tác phẩm trào phúng đầu tay của mình. Nhưng thật lạ, không rõ kẻ nào đã bóc đi? Trên cột chỉ còn lại những vết bóc nham nhở. Bùi Huy Phồn ức quá, cảm thấy mình như một người đi săn lần đầu vớ phải một viên đạn thối. Song nghĩ lại, ông thấy có khi thế lại may, bởi vì chỉ lát nữa thôi cụ tuần anh, tuần em, cụ thượng cùng “Tinh thê đẳng” (những người chức sắc trong làng, xã thời đó) mũ mãng cân đai đi đến nhà thờ đại tôn họ Bùi lễ tổ mà bắt gặp đôi câu đối “bạo thiên, nghịch địa” của ông, thì mẹ ông phải đi tạ tội “phạm thượng”. Con dại cái mang mà!
Những vị chức sắc làng xã kia không nổi giận sao được khi đọc những câu đối mà Bùi Huy Phồn viết thế này:
“Mồng một Tết người đội mũ cánh chuồn khoe mẽ
Ba ngày xuân tớ trùm nơm mẹ đĩ ngâm thơ”
Mặc dù chưa có vợ nhưng Bùi Huy Phồn vẫn “mượn tạm” cái nơm mẹ đĩ để đối với mũ cánh chuồn. Thật là hả hê quá, mũ cánh chuồn đối với cái váy đàn bà.
Tưởng chuyện bị mất câu đối chìm trong im lặng. Nào ngờ, chắc để hết Tết, qua rằm tháng giêng? Đúng ngày 16 tháng giêng năm ấy, nhân ngày giỗ tổ họ Bùi, những người “tai to mặt lớn” trong làng, xã có mặt. Giờ là dịp để họ “sờ gáy’ tác giả câu đối kia. Cụ tuần anh nói với mẹ Bùi Huy Phồn:
- Phải đưa thằng Phồn ra nhà thờ họ ngay.
Phồn vừa bước đến cửa, cụ tuần anh quát:
- Thằng kia, vào đây!
Rồi cụ tuần anh quay sang nói với mọi người trong họ:
- Hôm nọ, mồng một Tết, anh và các chú vận phẩm phục triều đình đi hành ngơi trong thôn, xóm, cho dân làng được ra bái yết lấy may. Thế mà thằng này (chỉ Phồn) nó dám làm câu đối nói láo!
Bùi Huy Phồn lắp bắp định cãi thì cụ tuần anh đập tay xuống tráp, thét lớn:
- Câm! Tao lại sai nó nọc cổ mày xuống trước từ đường, đánh cho tan xác bây giờ. Mày muốn làm bình dân thì mày ra Hà Nội. Mày muốn làm cộng sản thì mày sang Nga-la-tư. Chứ còn ở cái làng này thì phải có tôn ti trật tự! Thôi cút! (câu nói này, cũng như những nhân vật Tuần anh, Tuần em... đã được đưa vào trong tác phẩm Khao)
Có ai ngờ câu quở mắng của cụ tuần anh kia đã trở thành những lời “tiên tri” ứng nghiệm với cuộc đời Bùi Huy Phồn. Quả thật, sau “vụ câu đối Tết”, Bùi Huy Phồn đã phải bỏ làng ra Hà Nội làm một người bình dân viết văn kiếm sống và sau này, ông được sang Liên Xô thật trong đoàn nhà văn Việt Nam và trở thành một người cộng sản viết văn.
***
Lão buông dùi, buông đục. Lão híp cặp mắt. Lão nhe đôi hàm lợi trơ. Rồi xoa hai tay vào nhau, lão thở phào qua đôi hàm lợi ấy.
Lão đã khớp xong đôi cá ở ván địa. Cả đôi cá ở ván thiên. Lão đã khớp gần xong tám cặp cá ở cỗ quan tài. Một cỗ quan tài cho lão.
Lão khoái!
Và nghĩ ngợi. Tất cả mọi người khi đến cái tuổi “gần đất xa trời”, thấy mình sắp được nằm dài thanh thản trong cỗ quan tài, ai mà không nghĩ ngợi?
Lão nghĩ rằng: năm nay, lão vừa bẩy mươi hai. Lại có chín con, một miếng đất ở, ba gian nhà. Tổng cộng là bẩy mươi hai tuổi, chín con, một miếng đất, ba gian nhà. Ta có nên tính cả một mụ vợ gù và một con chó ghẻ?
Chín con, nhưng theo thói thường, những đứa hiếu đạo đều là đứa yểu số, hoặc nghèo xác, nghèo xơ. Còn những đứa tổ độ mát mặt mát mày lại là đứa cư xử với lão chả ra gì ráo.
Một miếng đất ở đã đem cầm lấy tiền nộp ma khô cho vợ cả lão đâu từ năm trước.
Ba gian nhà chỉ chờ được tiếp một cơn gió mạnh, là nằm kềnh ra ngửa mặt lên cười với giời.
Rút lại, ở lão, chỉ còn có chút tuổi bẩy mươi khả dĩ cho lão tự hào được với trong xóm ngoài làng. Thiên tước kia mà! Lão đã chẳng có phú quý - một con chó ghẻ, ba gian nhà -, nhưng ở đời này, ai không làm được nên phú quý? Lão cũng chẳng có công danh - phó mộc từ năm mười bốn, lão vẫn còn phó mộc đến lúc bẩy mươi, - nhưng ai không làm được nên công danh? Còn như nói đến thiên tước, nói đến sự sống nổi cái tuổi mà lão sống đến ngày hôm nay, dễ ai mà sống được?
Đó là một triết lý lão lấy làm sung sướng mới khám phá ra, để hằng ngày hiểu thị cho cái đám thê nhi, sau tiếng rít điếu cày, hoặc cạn một cút con rượu lậu. Đó cũng là một thứ khí giới lão tính sẽ dùng đến để tự vệ ở chỗ đình chung điếm sở, chống với mấy ông Nhang, ông Cán, ngõ hầu hạ giá họ, mỗi khi họ cậy là Nhang, là Cán, hạ giá lão là một thằng… bạch đinh!
Bạch đinh!
Lão hết cười. Và buồn. Lão đứng lên - như mỗi khi buồn - lẻn vào gậm ban thờ, moi ra một cút rượu lậu, nhấp nháp xuông vài tợp làm vui. Được kích thích trong não cân, đột nhiên, lão tìm ra, lần này cũng như tất cả mọi lần, câu trả lời cho cái điều sỉ nhục trên kia:
- A! Bạch đinh, âu nó cũng là cái… số.
Phải; chính nó là cái “số”! Lão lại được dịp nhe lợi ra cười phào, sung sướng về sự khám phá mới mẻ này, như lúc vừa đây đã khám phá ra cái “thiên tước”. Chính nó là cái số. Cái số đã cho thiên hạ làm ông Nhang, ông Cán, cái số đã bắt lão mòn đời làm thằng dân trắng, lưng đen khố cao. Rồi lão nghèo, đói, rách, rét. Đó cũng là cái số cả mà thôi. Rồi Chánh Vận sai người đánh đập lão để đòi nợ, hay Lý Bá trói giải lão để ốp thuế năm xưa, chung quy cũng chỉ là cái số lão phải cam như thế.
Ấy thế là lão đã vơi được hẳn những oán hận trong lòng!
Như mỗi khi vui, lão lại tợp luôn vài tợp rượu cho nó thêm vui. Lão khà một cái khà thống khoái. Chỉ bực một nỗi mụ vợ gù của lão mãi chưa về chợ, thế nào chẳng mua cho lão đôi bìa đậu phụ với vài đồng mắm tôm!
Sực nghĩ đến mụ vợ gù, lão không chỉ cười phào. Lão quệt tay lau miệng, liếm môi một cái, cười hẳn ra mấy tiếng “hức hức” liền.
Đó mới cũng là cái “số” của giời xui! Nếu không, thì tự dưng sao mụ, chẳng rõ quê quán nơi đâu, lại thành ra con mụ ăn mày. Đã thế rồi, tự dưng sao mụ lại đến xin ngủ nhờ trong túp nhà của lão một đêm! Hai đêm! Rồi lại thêm nữa một đêm! Cho đến khi mụ thấy rằng mụ chẳng cần đi, và lão thấy rằng để mụ ở cũng chẳng thiệt gì cho lão.
Mời các bạn đón đọc Khao của tác giả Đồ Phồn.
***
Thơ của Xuân Sách về Bùi Huy Phồn trong "Chân dung nhà văn"
Phất rồi ông mới ăn khao
Thơ ngang chạy dọc bán rao một thời
Ông đồ phấn ông đồ vôi
Bao giờ xé xác để tôi ăn mừng
(in nghiêng: tên tác phẩm của ông)
Một giai thoại về Bùi Huy Phồn
Bùi Huy Phồn phải bỏ làng...
Chuyện vào làng văn phải bỏ... làng là có thật. Người ấy chính là nhà văn Bùi Huy Phồn, quê ở Vân Đình, huyện Ứng Hoà (Hà Tây cũ). Nhà văn Bùi Huy Phồn từng dạy học, viết văn, làm báo, sáng tác thơ và qua các công tác: Uỷ viên Ban Vận động nghiệp đoàn những người viết báo Bắc Kỳ (trước cách mạng) ở Hà Nội, Uỷ viên Ban Chấp hành Đoàn Kháng chiến Bắc Bộ, Chủ bút báo Tây Việt Bắc (khu X), Giám đốc Nhà xuất bản Văn học 1962-1972... Năm 20 tuổi, ông cho xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay dã sử “Lá huyết thư”, rồi sau này liên tiếp xuất bản hơn 20 tập tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch cùng với 4 tập thơ trào phúng. Bùi Huy Phồn là một trong những nhà thơ trào phúng nổi tiếng với bút danh Đồ Phồn.
Để bước được vào làng văn và có được một bề dày văn phẩm, thi phẩm như kể trên, thì những ngày đầu “chập chững” vào làng văn, Bùi Huy Phồn phải bỏ làng ra đi...
Năm ấy, khi Bùi Huy Phồn mới 15, 16 tuổi, nhân dịp Tết Nguyên đán, thấy mẹ dặn chị gái đi chợ nhớ mua mấy tờ giấy hồng điều cánh sen mang sang nhà cụ đồ Hai trong làng nhờ viết cho dăm câu đối bằng chữ nho để dán ở trong nhà, ngoài cửa, ngoài ngõ mấy ngày Tết. Thấy có giấy hồng điều, Bùi Huy Phồn tự nghĩ ra đôi câu đối rồi viết bằng chữ quốc ngữ, đem dán vào hai cột cổng ngoài nhà thờ họ vào trước lúc giao thừa. Sáng mồng một Tết, Bùi Huy Phồn dậy thật sớm ra trước cổng nhà thờ họ để ngắm và thưởng thức tác phẩm trào phúng đầu tay của mình. Nhưng thật lạ, không rõ kẻ nào đã bóc đi? Trên cột chỉ còn lại những vết bóc nham nhở. Bùi Huy Phồn ức quá, cảm thấy mình như một người đi săn lần đầu vớ phải một viên đạn thối. Song nghĩ lại, ông thấy có khi thế lại may, bởi vì chỉ lát nữa thôi cụ tuần anh, tuần em, cụ thượng cùng “Tinh thê đẳng” (những người chức sắc trong làng, xã thời đó) mũ mãng cân đai đi đến nhà thờ đại tôn họ Bùi lễ tổ mà bắt gặp đôi câu đối “bạo thiên, nghịch địa” của ông, thì mẹ ông phải đi tạ tội “phạm thượng”. Con dại cái mang mà!
Những vị chức sắc làng xã kia không nổi giận sao được khi đọc những câu đối mà Bùi Huy Phồn viết thế này:
“Mồng một Tết người đội mũ cánh chuồn khoe mẽ
Ba ngày xuân tớ trùm nơm mẹ đĩ ngâm thơ”
Mặc dù chưa có vợ nhưng Bùi Huy Phồn vẫn “mượn tạm” cái nơm mẹ đĩ để đối với mũ cánh chuồn. Thật là hả hê quá, mũ cánh chuồn đối với cái váy đàn bà.
Tưởng chuyện bị mất câu đối chìm trong im lặng. Nào ngờ, chắc để hết Tết, qua rằm tháng giêng? Đúng ngày 16 tháng giêng năm ấy, nhân ngày giỗ tổ họ Bùi, những người “tai to mặt lớn” trong làng, xã có mặt. Giờ là dịp để họ “sờ gáy’ tác giả câu đối kia. Cụ tuần anh nói với mẹ Bùi Huy Phồn:
- Phải đưa thằng Phồn ra nhà thờ họ ngay.
Phồn vừa bước đến cửa, cụ tuần anh quát:
- Thằng kia, vào đây!
Rồi cụ tuần anh quay sang nói với mọi người trong họ:
- Hôm nọ, mồng một Tết, anh và các chú vận phẩm phục triều đình đi hành ngơi trong thôn, xóm, cho dân làng được ra bái yết lấy may. Thế mà thằng này (chỉ Phồn) nó dám làm câu đối nói láo!
Bùi Huy Phồn lắp bắp định cãi thì cụ tuần anh đập tay xuống tráp, thét lớn:
- Câm! Tao lại sai nó nọc cổ mày xuống trước từ đường, đánh cho tan xác bây giờ. Mày muốn làm bình dân thì mày ra Hà Nội. Mày muốn làm cộng sản thì mày sang Nga-la-tư. Chứ còn ở cái làng này thì phải có tôn ti trật tự! Thôi cút! (câu nói này, cũng như những nhân vật Tuần anh, Tuần em... đã được đưa vào trong tác phẩm Khao)
Có ai ngờ câu quở mắng của cụ tuần anh kia đã trở thành những lời “tiên tri” ứng nghiệm với cuộc đời Bùi Huy Phồn. Quả thật, sau “vụ câu đối Tết”, Bùi Huy Phồn đã phải bỏ làng ra Hà Nội làm một người bình dân viết văn kiếm sống và sau này, ông được sang Liên Xô thật trong đoàn nhà văn Việt Nam và trở thành một người cộng sản viết văn.
***
Lão buông dùi, buông đục. Lão híp cặp mắt. Lão nhe đôi hàm lợi trơ. Rồi xoa hai tay vào nhau, lão thở phào qua đôi hàm lợi ấy.
Lão đã khớp xong đôi cá ở ván địa. Cả đôi cá ở ván thiên. Lão đã khớp gần xong tám cặp cá ở cỗ quan tài. Một cỗ quan tài cho lão.
Lão khoái!
Và nghĩ ngợi. Tất cả mọi người khi đến cái tuổi “gần đất xa trời”, thấy mình sắp được nằm dài thanh thản trong cỗ quan tài, ai mà không nghĩ ngợi?
Lão nghĩ rằng: năm nay, lão vừa bẩy mươi hai. Lại có chín con, một miếng đất ở, ba gian nhà. Tổng cộng là bẩy mươi hai tuổi, chín con, một miếng đất, ba gian nhà. Ta có nên tính cả một mụ vợ gù và một con chó ghẻ?
Chín con, nhưng theo thói thường, những đứa hiếu đạo đều là đứa yểu số, hoặc nghèo xác, nghèo xơ. Còn những đứa tổ độ mát mặt mát mày lại là đứa cư xử với lão chả ra gì ráo.
Một miếng đất ở đã đem cầm lấy tiền nộp ma khô cho vợ cả lão đâu từ năm trước.
Ba gian nhà chỉ chờ được tiếp một cơn gió mạnh, là nằm kềnh ra ngửa mặt lên cười với giời.
Rút lại, ở lão, chỉ còn có chút tuổi bẩy mươi khả dĩ cho lão tự hào được với trong xóm ngoài làng. Thiên tước kia mà! Lão đã chẳng có phú quý - một con chó ghẻ, ba gian nhà -, nhưng ở đời này, ai không làm được nên phú quý? Lão cũng chẳng có công danh - phó mộc từ năm mười bốn, lão vẫn còn phó mộc đến lúc bẩy mươi, - nhưng ai không làm được nên công danh? Còn như nói đến thiên tước, nói đến sự sống nổi cái tuổi mà lão sống đến ngày hôm nay, dễ ai mà sống được?
Đó là một triết lý lão lấy làm sung sướng mới khám phá ra, để hằng ngày hiểu thị cho cái đám thê nhi, sau tiếng rít điếu cày, hoặc cạn một cút con rượu lậu. Đó cũng là một thứ khí giới lão tính sẽ dùng đến để tự vệ ở chỗ đình chung điếm sở, chống với mấy ông Nhang, ông Cán, ngõ hầu hạ giá họ, mỗi khi họ cậy là Nhang, là Cán, hạ giá lão là một thằng… bạch đinh!
Bạch đinh!
Lão hết cười. Và buồn. Lão đứng lên - như mỗi khi buồn - lẻn vào gậm ban thờ, moi ra một cút rượu lậu, nhấp nháp xuông vài tợp làm vui. Được kích thích trong não cân, đột nhiên, lão tìm ra, lần này cũng như tất cả mọi lần, câu trả lời cho cái điều sỉ nhục trên kia:
- A! Bạch đinh, âu nó cũng là cái… số.
Phải; chính nó là cái “số”! Lão lại được dịp nhe lợi ra cười phào, sung sướng về sự khám phá mới mẻ này, như lúc vừa đây đã khám phá ra cái “thiên tước”. Chính nó là cái số. Cái số đã cho thiên hạ làm ông Nhang, ông Cán, cái số đã bắt lão mòn đời làm thằng dân trắng, lưng đen khố cao. Rồi lão nghèo, đói, rách, rét. Đó cũng là cái số cả mà thôi. Rồi Chánh Vận sai người đánh đập lão để đòi nợ, hay Lý Bá trói giải lão để ốp thuế năm xưa, chung quy cũng chỉ là cái số lão phải cam như thế.
Ấy thế là lão đã vơi được hẳn những oán hận trong lòng!
Như mỗi khi vui, lão lại tợp luôn vài tợp rượu cho nó thêm vui. Lão khà một cái khà thống khoái. Chỉ bực một nỗi mụ vợ gù của lão mãi chưa về chợ, thế nào chẳng mua cho lão đôi bìa đậu phụ với vài đồng mắm tôm!
Sực nghĩ đến mụ vợ gù, lão không chỉ cười phào. Lão quệt tay lau miệng, liếm môi một cái, cười hẳn ra mấy tiếng “hức hức” liền.
Đó mới cũng là cái “số” của giời xui! Nếu không, thì tự dưng sao mụ, chẳng rõ quê quán nơi đâu, lại thành ra con mụ ăn mày. Đã thế rồi, tự dưng sao mụ lại đến xin ngủ nhờ trong túp nhà của lão một đêm! Hai đêm! Rồi lại thêm nữa một đêm! Cho đến khi mụ thấy rằng mụ chẳng cần đi, và lão thấy rằng để mụ ở cũng chẳng thiệt gì cho lão.
Mời các bạn đón đọc Khao của tác giả Đồ Phồn.